Theo chủ trương và định hướng của Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 300 nghìn bò sữa, trong đó chủ yếu là bò sữa cao sản. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ đối nghịch giữa sản lượng sữa và khả năng sinh sản trên đàn bò cao sản. Để đạt sản lượng sữa cao, bò cao sản sau đẻ được áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng tăng cường, dẫn tới tăng quá trình tuần hoàn và chuyển hóa thải trừ các hormone sinh sản qua sữa tăng nguy cơ mắc các rối loạn sinh sản sau đẻ như chậm rụng trứng và thể vàng tổn lưu.
Dự án Hỗ trợ thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất vòng tẩm progesteron (vòng ProB) nâng cao sức sinh sản trâu bò với kết quả nghiên cứu sau nhiều năm của PGS.TS Sử Thanh Long – giảng viên Khoa thú y của Học viên Nông nghiệp Việt Nam. Trong 06 tháng đầu năm, dự án đã thực hiện đúng tiến độ đề ra liên quan đến thiết lập hệ thống máy móc, khuôn vòng, nhà xưởng với công xuất vận hành theo qui mô công nghiệp 150,000 vòng/năm. Hệ thống đường điện, đường nước, hệ thống khí được thiết lế lắp đặt để đảm bảo sự hoạt động của hệ thống máy… Từ sự hỗ trợ của Chương trình 2075, sản phẩm hoàn thiện – Vòng tẩm progesterone (ProB) sẽ có giá thành rẻ, chất lượng tương đương với sản phẩm vòng nhập khẩu. Qua đó, góp phần thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt và trên cả đàn trâu ở Việt Nam.
Dự án có xuất xứ từ Độc quyền giải pháp hữu ích số 1974 theo Quyết định số 94386/QĐ-SHTT ngày 25/12/2018:
Tên sáng chế: Vòng tẩm progesterone đặt âm đạo bò
Chủ bằng độc quyền và tác giả: Sử Thanh Long.
Mục tiêu chính của Dự án “Thương mại hóa được quy trình công nghệ sản xuất vòng tẩm progesterone (vòng ProB) nâng cao sức sinh sản của trâu và bò”:
– Hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình công nghệ sản xuất vòng tẩm progesterone (Vòng ProB).
- Hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình bảo quản và sử dụng vòng tẩm progesterone.
– Xây dựng phương án đầu tư để mở rộng thị trường phát triển công nghệ.
Lợi ích đạt được từ Dự án cho kinh tế, xã hội:
– Vòng tẩm progesterone CIDR (nhập khẩu từ New Zealand) có giá thành dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng. Trong khi đó sản phẩm của Việt Nam sản xuất có giá thành thấp hơn, dao động trong khoảng 200.000 – 230.000 đồng tùy theo quy mô sản xuất.
– Cho đến nay, Việt Nam đã đạt mức 300.000 bò sữa cao sản, trong đó chiếm khoảng 55% bò cái đang trong giai đoạn sinh sản. Theo TS. Sử Thanh Long và cs. (2015) tỷ lệ bò không động dục trong 90 ngày sau đẻ lên tới 60%. Do đó, khi sử dụng vòng tẩm progesterone (ProB) do Việt Nam sản xuất giúp đàn bò sớm có chu kỳ trở lại sau đẻ; chưa kể đến đàn bò được áp dụng quy trình để gây động dục đồng loạt.
Ngoài ra, Việt Nam hiện đang có 5,8 triệu con bò thịt, trong đó khoảng 50% là bò cái sinh sản. Việt Nam đang cần nhân đàn rất nhanh để đáp ứng nhu cầu xã hội, do vậy nhu cầu sử dụng vòng tẩm ProB với mục đích gây động dục đồng loạt, phối giống hàng loạt, vừa rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, vừa tạo ra hàng loạt bê như mong muốn.
Mặt khác, rất nhiều tỉnh phía Bắc đang được đầu tư phát triển đàn trâu như trâu ngố Tuyên Quang, Trâu Chiêm Hóa, trâu Thanh Hóa… để xây dựng sản phẩm thương hiệu thịt trâu, do vậy cũng cần nhân nhanh đàn, nên nhu cầu sử dụng vòng tẩm ProB cũng tăng mạnh.
Sử dụng vòng tẩm progesterone (ProB) sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu và bò. Việc rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ sẽ đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi rất lớn đồng thời tăng nhanh đàn bò sữa, bò thịt và trâu cho xã hội.
– Áp dụng vòng tẩm progesterone (ProB) do Việt Nam sản xuất hạn chế tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục của bò khi sử dụng vòng ProB. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí điều trị thú y, tăng hiệu quả sử dụng trong quản lý sinh sản đàn bò.
– Vòng ProB khi vào được thị trường sẽ tiết kiệm được nguồn ngoại tệ dùng trong nhập khẩu vòng từ nước ngoài;
– Chủ động nguồn cung cấp vòng tẩm progesterone trong nước, tạo điều kiện để chủ trang trại, bác sỹ Thú y thực hiện các quy trình gây động dục đồng loạt và thụ tinh nhân tạo cố định thời gian; gây rụng trứng tạo thể vàng đồng pha để cấy truyền phôi, giúp chủ động sản xuất bò cao sản thuần chủng để cải tạo chất lượng đàn bò bản địa.
Vòng ProB được ra đời nhờ vào nỗ lực nghiên cứu và cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam, góp phần khẳng định sự tiến bộ về khoa học công nghệ trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y.Vòng tẩm progesterone được thương mại hóa với giá thành rẻ hơn so với vòng nhập ngoại và thị trường chủ động được vòng sẽ giúp giảm chi phí chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tình hình chăn nuôi trâu, bò tại Việt Nam.
Đồng thời, thành công của dự án giúp phổ biến vòng tẩm progesterone sẽ là nền tảng để phát triển chất lượng đàn bò sữa và bò thịt Việt Nam thành hàng hoá giá trị cao theo chuỗi giá trị.
*Góp phần hình thành và phát triển mạng lưới tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ
Dự án là liên kết giữa khối nghiên cứu và doanh nghiệp để phát triển, ứng dụng công nghệ, tiếp nhận hiệu quả công nghệ từ viện nghiên cứu thông qua đó, từng bước đưa các sản phẩm khoa học có ứng dụng công nghệ tiên tiến ra thị trường.
Thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ vào thực tiễn góp phần phát triển thị trường công nghệ.
Và các lợi ích khác
Việc sử dụng công nghệ vòng tẩm progesterone giúp các cơ sở chăn nuôi tăng hiệuquả kinh tế khi sử dụng giảm tối đa các chi phí không cần thiết khi hiệu suất sinh sản không như mong muốn. Quy trình này có thể ứng dụng cho hầu hết các trang trại chăn nuôi đại gia súc gồm trâu, bò thịt và bò sữa để tăng hiệu suất sinh sản, năng suất sữa, giảm tối đa các bệnh về sinh sản trên đại gia súc.
Đây là lần đầu tiên công nghệ vòng tẩm được nghiên cứu và thành công ở Việt Nam, góp phần không nhỏ trong việc ứng dụng KHCN trong lĩnh vực sinh sản ở động vật.
Việc thương mại được quy trình sản xuất công nghệ này phải làm cho người chăn nuôi, bác sỹ thú y, nhà quản lý hiểu được giá trị của sản phẩm do quy trình công nghệ tạo ra, đồng thời sản phẩm khi đưa ra thị trường phải được các trang trại đón nhận do hiệu quả gây động dục và rụng trứng đạt tỷ lệ cao đồng thời tỷ lệ trâu bò có chửa cao, rút ngắn khoảng cách giữ hai lứa đẻ mang lại hiệu quả kinh tế.
Dự án lên kế hoạch triển khai thực hiện 5 nội dung, có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, tiến hành nâng cấp, hiện đại hóa sản xuất bao gồm xây dựng sửa chữa nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị mới phục vụ sản xuất (nội dung 2) với phương châm hiện đại hóa sản xuất, giảm lao động tay chân, sản phẩm được hoàn thiện với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đồng thời, tiến hành khảo sát nhu cầu thị trường tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, điều tra thị trường ở các nông hộ nhỏ lẻ hay chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Ngoài ra, còn khảo sát về nhu cầu sử dụng vòng tẩm progesterone trên trâu, bò (nội dung 1).
Giai đoạn 2: Hoàn thiện hệ thống và quy trình công nghệ sản xuất, bảo quản nguyên vật liệu để có sản phẩm ưu việt nhất đưa ra thương mại hóa (nội dung 2 và 3).
Giai đoạn 3: Xây dựng hệ thống nhân lực tiếp thị, bán hàng, định vị giá trị, xác định khách hàng, xây dựng mô hình và chiến lược kinh doanh cho sản phẩm; đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm đối tác phân phối tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, trưng bày và giới thiệu sản phẩm.Trong khuôn khổ dự án, dự án sẽ tiến hành tổ chức các hội thảo, tập huấn, xây dựng video clip để hướng dẫn các bác sỹ thú y, dẫn tinh viên, cán bộ kỹ thuật tại các trang trại về việc sử dụng vòng tẩm(nội dung 4).
THÔNG TIN CẦN BIẾT:
Kết quả, sản phẩm của dự án | |||
TT | Tên kết quả, sản phẩm | Yêu cầu phải đạt | Ghi chú |
1 | Quy trình công nghệ sản xuất vòng tẩm Progesterone (Vòng ProB) với công suất đạt 150 ngàn vòng/năm | Quy trình công nghệ sản xuất vòng tẩm progesterone đạt công suất 150.000 vòng/ năm | |
2 | Quy trình bảo quản và sử dụng vòng tẩm Progesterone. | Đăng ký Bảo hộ sở hữu trí tuệ Quy trình bảo quản và sử dụng vòng tẩm Progesterone | Được chấp nhận đơn |
3 | Phương án thương mại hóa Quy trình công nghệ sản xuất vòng tẩm và quy trình bảo quản | Có đánh giá, nhận xét của các trang trại nuôi đại gia súc tại 3 miền sau khi sử dụng vòng tẩm.
Có bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm công nghệ sản xuất vòng. Có các chuyên đề truyền thông chuyển giao và thương mại hóa công nghệ vòng tẩm:giới thiệu công nghệ vòng tẩm; + Tờ rơi, pano; + Video hướng dẫn sử dụng; + Video giới thiệu công nghệ vòng tẩm; + Kịch bản quảng cáo trên đài truyền hình (các kênh lĩnh vực nông nghiệp); + Website; + Hội thảo: 02 hội thảo quy mô 90 người, thời lượng 1 ngày/1 hội thảo + Tọa đàm: 02 tọa đàm, thời lượng 1 buổi/1 tọa đàm + Tập huấn: 2 khóa, quy mô 30 người, thời lượng 2 ngày. |
|
4 | Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ của quy trình bảo quản và sử dụng vòng tẩm (được chấp nhận đơn) | Được chấp nhận đơn | |
5 | Ít nhất 01 hợp đồng đầu tư để mở rộng thị trường phát triển công nghệ | Hợp đồng đầu tư | 01 bộ hợp đồng |
Truyền thông Chương trình 2075