Các chuyên gia tuyên bố, các kỹ thuật như video streaming (luồng video, một quá trình truyền các frame của file video tới người nhận) hoặc video advertising (các quảng cáo trực tuyến chứa video) được một trang web nào đó sử dụng có thể được sử dụng như một “dấu hiệu” để vạch trần những người tạo ra tin tức giả.
Các chủ sở hữu nắm giữ trang web của họ, trong khi đó các đoạn video và các quảng cáo chứa video thường do bên thứ ba cung cấp cho họ.
Các chuyên gia Trường Đại học Warwick cho biết, phương pháp phát hiện tin giả mới này có thể giúp các hãng công nghệ khổng lồ “đánh dấu” các bài báo không đáng tin cậy nhanh hơn và ngăn chặn nội dung sai lệch lan truyền.
Tin tức giả xuất hiện tràn lan trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về nó, trong lúc mọi người cần tìm kiếm thông tin chính thống về đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Có khoảng 450 trang web tin tức đứng đầu bảng, được xếp hạng bởi công ty lưu lượng truy cập web alexa.com, đã được phân tích chống lại 50 trang tin tức giả và 50 trang clickbait được xác định bởi Thư viện Trường Đại học Harvard.
Họ phát hiện 115 bên thứ ba uy tín chỉ được sử dụng bởi các trang web đáng tin cậy và 7 bên được sử dụng bởi các nền tảng không đáng tin cậy.
Do đó, điều này có thể được sử dụng như một dấu hiệu để nhận diện các trang web không đáng tin cậy với độ chính xác 94%, các nhà khoa học cho biết.
“Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã nhấn mạnh những tác hại đáng kể mà tin tức giả có thể gây ra, có khả năng gây ảnh hưởng đến các kết quả bầu cử và làm suy yếu các tổ chức dân chủ”, giáo sư Ram Gopal, quản lý hệ thống thông tin tại Trường Kinh doanh Warwick cho biết.
“Những mối lo ngại này đã tăng lên gấp bội trong đại dịch coronavirus và tin tức giả mạo đã dẫn đến một số lượng ca tử vong lớn chưa được tiết lộ từ thông tin sai lệch và có hại. Một điều quan trọng là chúng tôi sử dụng tất cả các công cụ tùy ý của chúng tôi để chống lại sự lan truyền của tin tức giả và thiệt hại to lớn mà nó gây ra”, ông nhấn mạnh.
Nhóm chuyên gia tin rằng kỹ thuật của họ có thể bổ sung trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể kiểm soát những thay đổi nhanh chóng đối với một bài viết.
“Việc cố gắng xác định các bài báo giả mạo là một trò chơi mèo đuổi chuột, bởi vì nội dung có thể nhanh chóng được thay đổi để đánh bại các thuật toán tìm kiếm chúng. Để phát hiện tin tức giả một cách hiệu quả, chúng tôi cần những dấu hiệu mạnh, khó che giấu hoặc được làm mờ”, giáo sư Gopal nói thêm.
Những phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí ACM Transactions on Management Information Systems.
Nguồn: vista.gov.vn