Đó là chủ đề Hội thảo do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Bình Phước tổ chức ngày 12/10 vừa qua. Hội thảo đã thu hút các đại biểu là đại diện cho trên 40 cơ quan, đơn vị gồm các Sở: KH&CN, NN&PTNT và Công thương của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và một số đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, hiệp hội, hội ngành hàng trong và ngoài tỉnh Bình Phước, đặc biệt là các chuyên gia về chỉ dẫn địa lý và ngành điều trong và ngoài nước. Ông Phan Ngân Sơn – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và ông Hà Anh Dũng – Tỉnh ủy viên, Quyền Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước đồng chủ trì Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phan Ngân Sơn cho biết, hiện nay, nước ta đã có 63 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó đa số là các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Sau khi được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý vẫn gặp nhiều khó khăn, từ hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký đến xây dựng thể chế, huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý, quảng bá và nâng cao hiệu quả của các chỉ dẫn địa lý đã được nhà nước bảo hộ. Do đó, Hội thảo này được tổ chức kết hợp với tập huấn để giới thiệu về hiện trạng và vấn đề đặt ra về chính sách; giới thiệu Quy chế phối hợp số 2222/QCPH-BKHCN-BNNPTNT-BCT ký ngày 08/8/2018 giữa Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn về những tiếp cận mới trong xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trên cơ sở lý luận và thực tiễn; định hướng thúc đẩy hoạt động quảng bá, giới thiệu chỉ dẫn địa lý.
Theo đó, trong thời gian diễn ra Hội thảo – Tập huấn, các đại biểu đã được chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ trình bày các quy định pháp luật và hiện trạng về chỉ dẫn địa lý; giới thiệu về quy chế phối hợp giữa Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý; giới thiệu một số ấn phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam; bà Estelle Bienabe, chuyên gia của Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (Cirad), Cộng hòa Pháp trình bày chuyên đề “Một số tiếp cận trong xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”; ThS. Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước trình bày chuyên đề “Nâng cao vai trò của Hội và doanh nghiệp trong quản lý chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước”; ông Trịnh Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trình bày chuyên đề “Vai trò và giải pháp thúc đẩy hoạt động quảng bá, giới thiệu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”. Đặc biệt, các đại biểu đã được bà bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc chi sẻ kinh nghiệm trong tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý “nước mắm Phú Quốc”. Qua đó các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.
Theo đó, trong thời gian diễn ra Hội thảo – Tập huấn, các đại biểu đã được chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ trình bày các quy định pháp luật và hiện trạng về chỉ dẫn địa lý; giới thiệu về quy chế phối hợp giữa Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý; giới thiệu một số ấn phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam; bà Estelle Bienabe, chuyên gia của Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (Cirad), Cộng hòa Pháp trình bày chuyên đề “Một số tiếp cận trong xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”; ThS. Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước trình bày chuyên đề “Nâng cao vai trò của Hội và doanh nghiệp trong quản lý chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước”; ông Trịnh Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trình bày chuyên đề “Vai trò và giải pháp thúc đẩy hoạt động quảng bá, giới thiệu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”. Đặc biệt, các đại biểu đã được bà bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc chi sẻ kinh nghiệm trong tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý “nước mắm Phú Quốc”. Qua đó các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.