Trong thời gian qua, với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế đất nước ta phát triển một cách mạnh mẽ. Đặc biệt   ,trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã có được rất nhiều các thành tựu nổi bật như:

  1. Giàn khoan tự nâng 90m nước

Đây là giàn khoan đầu tiên của Việt Nam có thể đạt tới độ sâu 90m nước, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Ở Việt Nam, dự án cơ khí này được tài trợ nhiều nhất. Sau khi dự án được lắp đặt thành công trên biển, Việt Nam có thể tự hào là quốc gia sở hữu giàn khoan có chất lượng nằm trong top 3 khu vực châu Á và top 10 trên thế giới.

Giàn khoan tự nâng 90m nước của Tập đoàn PVN

  1. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động 3 lần trong nửa thế kỷ vừa qua, một lần vào năm 1963, một lần vào năm 1984, và lần gần đây nhất là vào năm 2011. Lần hoạt động thứ ba này diễn ra vào ngày 30/10/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Điều này một lần nữa đã chứng minh rằng Việt Nam có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng nguyên tử ổn định; nó cũng đánh dấu một bước phát triển trong việc sản xuất năng lượng trong nước nói chung.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

 

  1. Máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp

Cũng là một loại máy chụp X quang, nhưng thay vì chỉ phát ra một tín hiệu của tia X đến với vật thể được chụp, máy soi cắt lớp điện toán sẽ phát ra nhiều tia X cùng một lúc từ những góc độ khác nhau. Máy được các nhà khoa học của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vietnam Atomic Energy Commission, VAEC) thiết kế và sản xuất. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (The International Atomic Energy Agency, IAEA) đã đặt mua 6 chiếc máy nói trên.

Lắp ráp máy CT để bàn giao cho IAEA (ảnh MC)

 

  1. Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông tân tiến nhất ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng và đưa vào hoạt động bởi Trung tâm sản xuất thiết bị điện tử Viettel (một công ty con thuộc tập đoàn viễn thông Viettel). Dây chuyền có khả năng sản xuất khoảng 5 triệu sản phẩm USB, 3 triệu điện thoại di động, và 9 trăm nghìn máy tính cá nhân mỗi năm.

Các kỹ sư đang vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

  1. Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy

Khoa Phẫu thuật bụng – Bệnh viện 103, Hà Nội đã thành công trong việc xây dựng và hoàn thiện một phương pháp phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ các khối u ở tuyến tụy. Đây là loại phẫu thuật cực kỳ phức tạp và liên quan đến các thiết bị kỹ thuật cao. Sự thành công của phương pháp này đánh dấu một cột mốc mới về phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Việt Nam.

Một kíp mổ nội soi của Bệnh viện 103, Hà Nội đang tiến hành phẫu thuật