Một nghiên cứu mới cho thấy thiết bị quang học mới có thể phát hiện các sinh vật sống cách xa hàng km do phản chiếu ánh sáng.
Trong một bài báo và trong luận án Tiến sĩ của mình, Patty mô tả hiện tượng chirality trong các hệ thống sinh học tự nhiên ảnh hưởng đến cách chúng phản xạ ánh sáng, dẫn đến sự phân cực tròn của ánh sáng, “tạo thành một dạng sinh học không rõ ràng”.
Patty đã thực hiện nghiên cứu về các loại dấu ấn sinh học này từ năm 2015, bắt đầu với các công cụ có thể phát hiện sự thay đổi của ánh sáng phản chiếu từ lá trong phòng thí nghiệm, bao gồm cây thường xuân và cây ba kích.
Tiếp theo, Lucas Patty thử máy đo quang phổ TreePol bên ngoài bằng cách đặt thiết bị lên sân thượng và xem liệu nó có thể phát hiện ra cỏ trên sân bóng đá của trường Đại học gần đó không.
Bởi vì cỏ nhân tạo không phải cây thật, do đó không biểu hiện tính đồng nhất (có nghĩa là tất cả các phân tử nên có cùng độ thuận) ở cấp độ phân tử, nó không tạo ra tín hiệu mà quang phổ kế TreePol đang tìm kiếm.
Tuy nhiên, cây và cỏ sống vẫn hoạt động và trong thử nghiệm của Patty, thiết bị có thể xác định thành công tín hiệu của ánh sáng phân cực tròn từ cách xa tới vài km.
Theo Patty, loại kỹ thuật này một ngày nào đó có thể giúp các nhà nghiên cứu thực hiện những việc như giám sát cây trồng nông nghiệp từ máy bay hoặc vệ tinh, thậm chí còn đi xa hơn.
Thiết bị nguyên mẫu hoạt động được gọi là máy quang phổ kế TreePol – là kết quả của nhiều năm nghiên cứu của nhà sinh vật học người Hà Lan, Lucas Patty đến từ Đại học Vrije, Amsterdam.
Nếu khả năng của thiết bị mới được ứng dụng hiệu quả thì bao năm nghiên cứu của Lucas Patty đã được đền đáp. Nó dự kiến có thể giúp chúng ta phát hiện sự sống ngoài Trái đất.
Nguồn (Dân trí)